Các Công Việc Cơ Bản Của Kế Toán Thuế
Kế toán thuế là một bộ phận không thể thiếu trong mọi loại hình của doanh nghiệp, tuy nhiên công việc của kế toán thuế phải làm trong doanh nghiệp không quá phức tạp vì gần như mọi việc đều phải làm theo quy định của Luật thuế.
Vì vậy các bạn muốn làm tốt được công việc của một người kế toán thuế thì trước hết phải thường xuyên cập nhập và am hiểu các sắc thuế, luật thuế hiện hành mới nhất, và rất cần sự khéo léo để vận dụng các thông tư nghị định một cách linh hoạt.
Dưới đây là những mô tả về công việc của kế toán thuế cụ thể cần phải làm :
Các công việc chính
- Đối với công ty mới thành lập thì kế toán thuế cần lập tờ khai thuế môn bài vào nộp thuế môn bài cho cơ quan thuế.
- Hàng ngày tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh để theo dõi và hạch toán.
- Cuối tháng lập báo cáo thuế GTGT, thuế TNCN và nộp tiền thuế cho cơ quan thuế(nếu có).
- Hàng quý làm báo cáo thuế tháng của quý đó và báo cáo quý cho thuế GTGT,thuế TNCN, thuế TNDN và báo cáo sử dụng hóa đơn.
- Cuối năm lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế cho tháng cuối năm, báo cáo thuế TNDN quý IV và báo cáo quyết toán thuế TNCN.
Trách nhiệm của kế toán thuế:
- Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh.
- Kiểm tra, đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào và đầu ra
- Kiểm tra đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu.
- Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của công ty và phân loại theo thuế suất.
- Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn công ty theo tỷ lệ phân bổ đàu ra được khấu trừ.
- Theo dõi tình hình nộp ngân sách,tồn đọng ngân sách và hoàn thuế của công ty.
- Kết hợp cùng kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết toán.
- Lập hồ sơ ưu đãi đối với dự án đầu tư mới, đăng kí đơn vị phát sinh mới hoặc điều chỉnh giảm khi có phát sinh.
- Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh.
- Lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kì hoặc đột suất.
- Kiểm tra, truy tìm các hóa đơn không hợp pháp thông báo đến cơ sở có liên quan.
- Hằng tháng đóng chứng từ báo cáo thuế của cơ sở, toàn công ty.
- Kiểm tra, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế.
- Lập bảng kê danh sách dự trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT theo thời gian, thứ tự số quyển không để thất thoát, hư hỏng.
- Cập nhật kịp thời các thông tin, chính sách mới về luật thuế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Cập nhật, theo dõi tình hình sử dụng trao đổi hóa đơn.
- Chấp hành nguyên tắc bảo mật.
- Kiểm tra, đối chiếu biên bản trả, nhận hàng để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp thời khi có phát sinh.
Quyền hạn của kế toán thuế :
- Đề xuất hướng xử lý các trường hợp hóa đơn cần điều chỉnh ,hoặc thanh huỷ theo qui định của Luật thuế hiện hành .
- Nhận xét đánh giá khi có chênh lệch số liệu giữa báo cáo thuế và quyết toán
- Hướng dẫn kế toán cơ sở thực hiện việc kê khai báo cáo thuế theo đúng qui định
- Các công việc khác có liên quan đến thuế .
Do đó một kế toán thuế khi bước vào Doanh nghiệp phải thực hiện được các công việc sau:
Tuỳ vào thực tế hoạt động kinh doanh của DN mà bộ máy kế toán được xây dựng đầy đủ hay khuyết thiếu các thành viên kế toán. Tuy nhiên, đầy đủ hay khuyết thiếu thì vị trí kế toán Thuế là không thể thiếu tại DN. Vậy khi xét công việc của Kế toán Thuế, chúng ta đi theo trình tự thời gian.
Hàng Ngày:
– Thu thập, xử lý, sắp xếp và lưu trữ các Hoá đơn, Chứng từ kế toán
- Thu thập là gì? Là tập hợp toàn bộ hoá đơn chứng từ kế toán phát sinh trong quá trình DN đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong DN: Phát sinh khi DN bán hàng hoá cung ứng dịch vụ cho KH, theo quy định phải xuất hoá đơn… chứng từ kế toán cần thu thập: Hoá đơn đầu ra, Phiếu Xuất kho, Phiếu thu, Giấy báo Có,…
Ngoài DN: Phát sinh khi DN đi mua hàng hoá dịch vụ về phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, để ghi nhận TS mua, đưa vào làm CP được trừ khi tính thuế TNDN… Chứng từ kế toán cần thu thập: Hoá đơn đầu vào, Phiếu Nhập kho, Phiếu Chi, Giấy báo Nợ,
Ngoài ra, các bạn cần phải thu thập được: Hợp đồng kinh tế/ Đơn đặt hàng/ Biên bản thanh lý Hợp đồng kinh tế, Báo giá, Phiếu yêu cầu,….
- Xử lý: là việc kiểm tra phân tích về tính hợp pháp, hợp lệ và hợp lý của Hoá đơn, chứng từ kế toán
– Tính Hợp Pháp:
- Hoá đơn: phải được tạo theo đúng mẫu quy định của Bộ tài chính( TT39/2014/TT-BTC). Lưu ý với Hoá đơn đặt in, để đủ tính Hợp pháp, trước khi đưa vào sử dụng phải thông báo phát hành hoá đơn với Cơ quan Thuế quản lý DN.
- Phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, xuất kho,… phải được tạo theo đúng mẫu quy định của Chế độ kế toán DN lựa chọn.
Về chế độ kế toán: đây là những quy định chung trong công tác hạch toán ghi sổ kế toán, hiện nay về việc lựa chọn chế độ kế toán cho DN, chúng ta có:
- TT200/2014/TT-BTC ( thay thế hoàn toàn QD15/2006/QĐ-BTC) dành cho DN có Quy mô lớn, hoặc vốn kinh doanh là 100% vốn nước ngoài.
- QD48//2006/QĐ-BTC dành cho DN của quy mô vừa và nhỏ.
– Tính Hợp Lệ: Nội dung trên Hoá đơn chứng từ kế toán phải được phản ánh đầy đủ, chi tiết, rõ ràng, không tẩy xoá, ghi chồng đè lên Hoá đơn chứng từ kế toán, không sử dụng mực màu đỏ,….
– Tính Hợp Lý: Nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên chứng từ kế toán phải liên quan, phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Sắp xếp: sau khi Hoá đơn chứng từ kế toán được thu thập và xử lý, chúng ta đưa vào sắp xếp. Việc sắp xếp có thể theo các cách:
- Sắp xếp theo loại Chứng từ
- Sắp xếp theo nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Việc sắp xếp theo cách nào là tuỳ lựa chọn của DN, Nhưng đều phải đảm bảo sắp xếp có hệ thống, theo trình tự thời gian và có thể so sánh được
Lưu trữ:
- Đối với các Chứng từ kế toán không làm căn cứ kê khai tính thuế, hạch toán ghi sổ kế toán: lưu trữ tối thiểu trong vòng 05 năm. VD: Hợp đồng kinh tế, Đơn đặt hàng, Báo giá,…
- Đối với các Chứng từ kế toán làm căn cứ kê khai tính thuế, hạch toán ghi sổ kế toán: lưu trữ tối thiểu trong vòng 10 năm. VD: Hoá đơn, Phiếu Nhập kho, xuất kho, phiếu thu, phiếu chi,…
- Đối với các Chứng từ kế toán có liên quan đến An ninh Quốc phòng lưu trữ tối thiểu trong vòng 20 năm.
Cập nhật các Thông tư, Nghị định, Văn bản pháp luật mới nhất về Thuế.
Hàng tháng: Căn cứ vào Hoá đơn chứng từ kế toán đã thu thập ở Hàng Ngày, đến tháng DN phải thực hiện lập các tờ khai báo cáo thuế:
a) Tờ khai thuế GTGT: DN có tổng Doanh thu năm trước liền kề trên 50 tỷ.
b) Tờ khai Thuế TNCN: DN kê khai Thuế GTGT theo Tháng và có tổng số Thuế TNCN phải khấu trừ từ 50tr trở lên.
c) Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn: DN có rủi ro cao về Thuế
Giáo viên giải thích: thế nào là DN có rủi ro cao về Thuế?
- DN sau khi được Cơ quan Thuế kiểm tra và đưa ra kết luận được thành lập với mục đích mua bán Hoá đơn
- DN nợ đọng tiền Thuế nhiều.
Hạn nộp: hạn chót là ngày 20 tháng liền kề.
Ví dụ: Nộp Tờ khai T1/2015 => Hạn chót phải nộp là ngày 20/02/2015
Hàng Quý: lập các tờ khai báo cáo Thuế theo quy định:
a) Tạm tính thuế TNDN theo Quý.
TT151/2014/TT-BTC kể từ Quý IV/2014 DN không phải lập tờ khai thuế TNDN tạm tính mà chỉ Ước tính ra 1 số Thuế TNDN phải nộp vào NSNN hạn theo Quý.
b) Tờ khai Thuế GTGT
- DN mới thành lập
- DN có tổng Doanh thu năm trước liền kề từ 50 tỷ trở xuống.
c) Tờ khai Thuế TNCN
- DN kê khai Thuế GTGT theo Quý
- DN kê khai Thuế GTGT theo Tháng và có tổng số thuế TNCN phải khấu trừ dưới 50tr.
d) Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn: DN không có rủi ro về Thuế, bao gồm: DN mới thành lập và DN đã và đang hoạt động.
Hạn nộp: Hạn chót là ngày 30 tháng đầu tiên thuộc Quý tiếp theo liền kề.
VD: Tờ khai Quý I/ 2015 => Hạn chót phải nộp là 30/04/2015.
Nhưng 30/04 và 01/05 lại là ngày nghỉ lễ tết theo quy định vì vậy được chuyển 02/05
=> Trường hợp hạn cuối rơi vào ngày nghỉ lễ, tết theo quy định, DN được chuyển về ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ( TT156/2013/TT-BTC)
4) Hàng Năm:
a) Đầu năm: Nộp tiền Thuế Môn bài theo mức quy định, hạn chót là ngày 30/01/ năm Tài chính
b) Cuối năm: Nộp các tờ khai báo cáo thuế, bao gồm:
- Tờ khai Quyết toán Thuế TNDN
- Tờ khai Quyết toán Thuế TNCN
- Báo cáo tài chính